Trẻ như thế nào gọi là Béo Phì?
- Thể trạng của một người được tính đo bằng chỉ số BMI:
TÍNH CHỈ SỐ BMI = Cân nặng (kg)/{ Chiều cao(m)*Chiều cao(m)}
Phân Loại | WHO BMI (kg/m2) | IDI & WPRO BMI (kg/m2) |
Cân nặng thấp (gầy) | <18.5 | <18.5 |
Bình thường | 18.5 – 24.9 | 18.5 – 22.9 |
Thừa cân | 25 | 23 |
Tiền béo phì | 25 – 29,9 | 23 – 24,9 |
Béo phì độ I | 30 – 34,9 | 25 – 29,9 |
Béo phì độ II | 35 – 39,9 | 30 |
Béo phì độ III | 40 | 40 |
Nguyên nhân làm trẻ Béo Phì:
- Di truyền: nếu bố mẹ mắc bệnh béo phì thì con cái họ sẽ có khả năng mắc bệnh gấp 4 – 8 lần so với người bình thường.
- Sai lầm trong cách chăm sóc chế độ dinh dưỡng của trẻ: cho trẻ ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, nước soda, ăn quá nhiều thức ăn trong ngày khiến dư thừa calo, ăn vặt nhiều….
- Trẻ lười vận động, ham thích trò chơi điện tử, xem tivi.
- Do ảnh hưởng của tâm lí: những trẻ bị trầm cảm, stress, có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn các trẻ bình thường.
Cách phòng tránh:
- Hạn chế trẻ ăn vặt và các đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ … hãy cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, cho trẻ uống nước hoa quả hoặc ăn hoa quả tươi thay cho việc trẻ uống các loại nước ngọt có gas.
- Không để trẻ quá đói khiến trẻ ăn nhiều hơn vào bữa ăn sau, có thể cho trẻ ăn làm nhiều bữa mỗi bữa ăn một số lượng vừa phải.
- Tránh việc khuyến khích, khen thưởng trẻ bằng các đồ ăn vì làm thế dễ khiến trẻ cảm thấy đó là điều thú vị và luôn cố gắng để được khen thưởng “đồ ăn”, dễ gây béo phì.
- Hãy cùng trẻ tập thể dục thể thao, rủ trẻ cùng giúp bạn làm việc nhà, chơi với trẻ thay cho việc để trẻ chỉ ngồi một chỗ chơi điện tử hay xem tivi, điều này giúp trẻ vui vẻ khỏe mạnh hơn, giảm các chứng bệnh trầm cảm, stress, lười vận động…
Trẻ Bị Béo Phì Ăn Tổ Yến Sào Được Không?
- Như những gì chúng tôi trình bày ở trên, phần lớn trẻ béo phì là do cơ thể tiếp nhận nhiều chất béo, calo dư thừa do thiếu vận động. Việc giảm béo cho trẻ bằng cách hạn chế cung cấp chất béo là đúng nhưng bên cạnh đó ta cần cung cấp nguồn dinh dưỡng cho bé như các khoáng chất, acid amin và nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của bé.
- Trong thành phần yến sào có chứa 31 nguyên tố vi lượng và 18 loại acid amin khác nhau và hoàn toàn không chứa chất béo – rất cần thiết cho cơ thể bé, giúp bé tăng cường sức đề kháng, giảm bệnh vặt, bổ xung các hoạt chất hỗ trợ hệ thần kinh.
- Nên cho bé dùng yến cách ngày 1 lần vào buổi sáng lúc bụng đói (cách 1 tiếng trước bữa sáng) hoặc buổi tối trước khi ngủ.
Những lưu ý khi cho trẻ dùng Tổ Yến:
- Kinh nghiệm cho thấy trẻ em ăn yến tốt nhất là buổi tối trước khi đi ngủ vì buổi tối, khi ngủ được khoảng 1 giờ thì nồng độ chất nội tiết tố tăng trưởng rất cao, khi đó nếu có nhiều nguyên liệu do thức ăn cung cấp sẽ làm cho cơ thể tận dụng tốt nhất để phát triển.
- Ăn yến thường xuyên mới có tác dụng bồi bổ tốt nhất…vì vậy nên ăn hàng ngày hoặc cách ngày đều đặn theo lịch với một lượng yến nhỏ thay vì thỉnh thoảng mới ăn với một lượng tổ yến lớn.
- Tránh cho bé ăn trước hoặc sau giờ ăn vì dễ làm bé Biếng Ăn do trong yến sào có vị Thanh Ngọt làm cơ thể có cảm giác chán ăn, dẫn tới hiện tượng suy dinh dưỡng ở bé.